Vừa đặt chân đến đầu Làng Rùa chúng tôi đã nghe được những âm thanh đặc trưng của nghề cơ khí như tiếng búa, tiếng đe, tiếng máy cắt, máy dập…, dường như nó muốn thúc giục chúng tôi đến thật nhanh để khám phá làng nghề nức tiếng mảnh đất Bắc bộ này.
Đúng như cảm nghĩ của tôi ban đầu, khi bước vào trung tâm của Làng Rùa thì cảnh những người công nhân miệt mài, hối hả trong các xưởng sản xuất cùng với các loại máy móc hiện đại làm nên một bức tranh tả thực đúng nghĩa của ngành cơ khí, từ trong những anh mắt của họ chúng tôi thấy được lòng nhiệt huyết, tân tâm đến cháy bỏng với nghề với làng của mình như những tia lửa hàn lóe lên tỏa sáng xung quanh những người thợ này vậy.
Người thợ cơ khí của làng nghề Làng Rùa
Cũng như những làng nghề khác, nghề kim khí làng Rùa “khởi thủy” bằng nghề làm đinh trống, đinh thuyền. Trong những năm kháng chiến, người dân làng Rùa chuyển sang đúc vỏ gang cho lựu đạn, móng trâu, móng ngựa, cuốc xẻng…phục vụ cho chiến đấu và sản xuất của đất nước. Những cụ cao tuổi nhất ở làng cũng có thể xem như là những nghệ nhân ở làng cũng không biết nghề này xuất hiện từ bao giở, chỉ biết rằng đã là người trong làng khi lớn lên ai cũng biết cầm búa làm được nhiều đồ kim khí khác nhau từ đơn giản như đinh mũ, đinh tôn …đến phức tạp như những sản phẩm ổ khóa, bản lề – chốt cửa, tay nắm cửa…
Công nhân của xưởng cơ khí ở làng Rùa
Làng Rùa được biết đến và trở nên nổi tiếng khắp cả nước theo nhiều người là từ những năm 1990 của thế kỷ trước, khi mà nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, mở cửa cho người dân tự chủ làm ăn, người dân Làng Rùa khi đó mới bắt đầu sản xuất theo đơn đặt hàng. Ban đầu là làm đinh ốc theo truyền thống, rồi sau đó mua thêm tôn, làm các chi tiết máy cơ khí, cơ khí xây dựng dần dần cứ thế mà phát triển theo nhu cầu của thị trường.
Một xưởng cơ khí truyền thống ở làng nghề Làng Rùa
Trong cơ chế thị trường, nhiều làng nghề lúng túng không biết xoay trở như thế nào khi nhu cầu thị trường biến đổi và phát triển thì ở Làng Rùa người dân đã rất năng động tìm cho mình một số mặt hàng khác để sản xuất để mưu sinh như đồ điện tử, cảu sắt, ốc vít, khóa… và đỉnh cao là sản xuất phụ kiện ngành nước.
Chúng tôi tìm đến xưởng của anh Tạ Văn Hùng, đây cũng là một xưởng cơ khí lớn chuyên sản xuất về mảng vật tư ngành nước nước, thiết bị, máy móc và hệ thống công nghệ trong các ngành cấp thoát nước, xây dựng và cộng nghiệp nặng, cơ khí đột dập. Đi lên từ một làng nghề cơ khí , bây giờ anh đã là giám đốc của công ty cổ phần Làng Rùa một đơn vị lớn được nhiều đối tác tin tưởng về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Sản phẩm cũng như vật tư ngành nước được phân phối khắp 63 tỉnh thành trong cả nước.
Với nguồn nhân lực máy móc hiện nay, mỗi tháng người dân Làng nghề Làng Rùa có thể cung cấp cho thị trường rất nhiều sản phẩm cơ khí đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Chia tay Làng nghề Làng Rùa cũng là lúc kết thúc một ngày làm việc, chúng tôi ra về nhưng đâu đó vẫn còn vọng lại bên tai cái thứ tiếng đặc trưng của xưởng cơ khí, chia tay làng Rùa trong tôi lưu luyến nhưng cũng rất vui vì biết làng nghề đã và đang phát triển rất nhanh, rất hiện đại. Hi vọng một ngày không xa Làng Rùa sẽ nổi danh trên khắp khu vực và vươn mình ra châu lục cũng như thế giới.