Cách đây khoảng chục năm thì ở các vùng nông thôn môi trường rất trong lành, mọi thứ đều yên bình hiền hòa. Tuy nhiên, gần đây xã hội ngày càng phát triển, đã có nhiều xe gom rác nhưng cũng phát sinh không ít rác thải sản xuất, sinh hoạt. Điều đáng nói là việc xe thu gom rác và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn hiện nay còn hạn chế dẫn tới tồn đọng, gây ô nhiễm môi trường…
Sống chung với ô nhiễm
Khu vực cổng Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội lâu nay trở thành điểm tập kết xe gom rác và rác thải sinh hoạt của gần 1.600 người dân thôn Phượng Đồng, xã Phụng Châu (Chương Mỹ). Đủ các loại rác thải từ xác động vật, hoa quả thối, túi ni lông… đều được đem ra đổ ở ven đường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội Nguyễn Duy Quyết, vào những ngày nắng nóng, mùi rác thải bốc lên nồng nặc. ” Nhà trường đã nhiều lần đề nghị xã Phụng Châu di chuyển bãi rác để không gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm cảnh quan sư phạm nhưng chưa được giải quyết” – ông Quyết cho biết. Còn theo anh Vũ Đình Lưu, chủ một hàng ăn gần đó, lượng xe gom rác 500 lít quá lớn lưu cữu nhiều năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhân dân địa phương. “Gia đình tôi sắp phải đóng cửa hàng vì quanh năm sống chung với ruồi, muỗi và khách hàng cũng không dám ngồi ăn” – anh Lưu than thở.
Hoạt động xe gom rác “thủ công”. Không riêng khu vực nêu trên, dọc quốc lộ 6A đoạn qua chợ Đông Phương Yên, tình trạng vứt rác thải bừa bãi diễn ra khá phổ biến. Phó Chủ tịch UBND xã Đông Phương Yên Phan Ngọc Huấn cho biết: Xã có 5 bãi tập kết và một điểm trung chuyển, đồng thời đã thành lập các tổ tự quản thu gom rác hằng ngày, nhưng do sự thiếu ý thức của một bộ phận nhân dân nên xuất hiện xe gom rác 400 lít nhiều bãi rác tự phát. Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Chương Mỹ Lã Văn Tùng cũng thừa nhận, tình trạng xả rác bừa bãi trên địa bàn huyện chứng tỏ ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan của người dân còn hạn chế.
Xe gom rác ở các vùng nông thôn
Khảo sát ở một số huyện ngoại thành, ngoài chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt là lượng lớn chất thải rắn làng nghề, chế biến lương thực, thực phẩm, xe gom rác thải sinh hoạt như túi ni lông, chai lọ thủy tinh, nhựa… tồn đọng nhiều nơi. Đơn cử như đoạn đê Sông Đáy qua một số xã của huyện Quốc Oai, hàng núi chất thải rắn đổ bừa bãi, thiếu sự kiểm soát. Hay huyện Mê Linh vẫn còn tình trạng xe gom rác đẩy tay vứt bừa bãi vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật ra các tuyến kênh mương…
Chưa có giải pháp xử lý triệt để
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trung bình mỗi ngày 17 huyện ngoại thành thải ra khoảng 2.151 tấn rác sinh hoạt. Do ưu tiên xử lý cho các quận nội thành, không có quỹ đất để xây dựng bãi tập kết xe gom rác nên lượng rác ở các huyện được đưa về khu xử lý tập trung thành phố thường thấp hơn so với mức phát thải. Đơn cử năm 2015, ở huyện Ba Vì, lượng phát thải hằng ngày khoảng 108 tấn nhưng chỉ được phân luồng xử lý 80 tấn, tồn lưu 28 tấn; huyện Thạch Thất tồn 25 tấn; huyện Mê Linh tồn 29 tấn… Hiện nay, nhiều huyện như Phú Xuyên, Mỹ Đức… kiến nghị vận chuyển các xe gom rác đẩy tay tồn lưu nhưng chưa được giải quyết vì các khu xử lý tập trung quá tải.
Nhiều bãi rác tự phát mọc lên. Lượng lớn rác thải tồn đọng tại các xe gom rác không chỉ gây mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí, nước ngầm, gây bức xúc dư luận… Theo phản ánh của nhân dân huyện Chương Mỹ, khoảng 3-5 ngày, Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai mới đưa xe đến vận chuyển rác ở bãi tập kết xe thu gom rác xã Phú Nghĩa đi xử lý. Phó Giám đốc công ty, ông Vũ Công Minh cho biết: Trung bình mỗi ngày huyện Chương Mỹ phát thải khoảng 180 tấn rác sinh hoạt nhưng tháng 1 và tháng 2 vừa qua chỉ được phân luồng xử lý 100 tấn; tháng 3 là 165 tấn, tồn lưu 15 tấn. Để hạn chế rác thải ảnh hưởng sức khỏe nhân dân, công ty chọn giải pháp ưu tiên vận chuyển rác ở các điểm gần dân cư, chấp nhận lưu rác ở những điểm tập kết hợp vệ sinh, xa khu dân cư.
Những bãi rác tự phát từ xe gom rác
Năm 2010, Hà Nội đã có chủ trương hỗ trợ mỗi xã xây dựng một điểm tập kết xe gom rác thải với kinh phí 200 triệu đồng. Đây là giải pháp tạm thời trong điều kiện lượng rác thải nông thôn ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, một số khu xử lý tập trung cấp huyện và thành phố không thể triển khai, mở rộng vì nhân dân chưa đồng thuận. Một số địa phương do khó khăn về kinh phí nên khai thác các vị trí đất gần công trình giao thông lớn làm điểm tập kết, chôn lấp rác thải, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường nông thôn. Hơn nữa, do đang trong giai đoạn đầu tư hoàn thiện nên khu xử lý rác tập trung của thành phố không đáp ứng nhu cầu xử lý của tất cả các huyện. Tuy nhiên, theo xegomrac.net nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết vấn đề quá tải rác thải ở ngoại thành không thể chỉ dừng lại ở việc xây dựng thêm điểm chứa, xử lý rác theo phương pháp thủ công mà phải áp dụng công nghệ xử lý, tái chế hiện đại. Cùng với đó người dân cần hạn chế sử dụng túi ni lông và thực hiện phân loại rác vô cơ, hữu cơ ngay từ đầu nguồn.