Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng rác tràn ngập các đường phố ở các đô thị ở nước ta, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng… luôn phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường, mà cụ thể là rác thải và nước thải mặc dù đã bổ sung nhiều xe gom rác và lập nhiều tổ đội xe thu gom rác đẩy tay nhưng tình trạng vẫn không thay đổi nhiều.
Rác thải được thu gom bằng xe gom rác và tập kết bừa bãi
Có thể lấy Hà Nội là ví dụ. Là TP có diện tích lớn nhất nước với hơn 7 triệu dân, chưa kể khách vãng lai hàng ngày ngót nghét triệu lượt người ra vào Thủ đô, nên việc thải ra chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) và nước bẩn sinh hoạt (NBSH) là rất lớn. Theo số liệu công bố của ngành Môi trường, thì hiện nay mỗi ngày đêm, Hà Nội thải ra 5.400 tấn CTRSH (ngày cao điểm lên tới 7.000 tấn), trong đó, khu vực đô thị là 3.200 tấn, còn lại là khu vực nông thôn; NBSH là 1,1 triệu m3. Thế nhưng, khả năng thu gom rác bằng xe gom rác, vận chuyển đến các khu xử lý tập trung mới đạt khoảng 72% và khó tin hơn là chỉ có 100m3 NBSH được xử lý, còn lại đổ thẳng ra sông hồ, kênh mương, cống rãnh. Tại sao lại như vậy? vẫn biết rằng ngoài việc đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng để xây dựng các khu xử lý CTRSH, 3 trạm xử lý NBSH thì chính quyền Hà Nội còn ban hành rất nhiều văn bản, nghị quyết cùng các biện pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng ô nhiễm này bằng xe gom rác 500 lít, nhằm xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp và trật tự, văn hóa, văn minh… nhưng tất cả vẫn chỉ là giải pháp tình thế, thiếu tính bền vững.
Hiện nay, xử lý CTRSH chủ yếu là chôn lấp, chỉ có khoảng 400/5.400 tấn là được xử lý triệt để. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện giao thông cơ giới như xe gom rác, đặc biệt là ôtô cá nhân và tốc độ xây dựng với mật đô cao đã cộng hưởng làm cho bàu không khí ở Hà Nội ngày một ô nhiễm nặng nề. Tình trạng đi đâu cũng thấy rác, nước bẩn là phổ biến. Vỉa hè, lòng đường bị chiếm dụng họp chợ cóc, bán hàng ăn, uống, để xe máy bừa bãi mà không cho vào xe gom rác đẩy tay càng làm cho không gian TP chật chội hơn, ngột ngạt hơn và bẩn thỉu nhếch nhác hơn.
Theo nhiều nhà môi trường và kinh tế nước ngoài, thì rất ít nước như Việt Nam, đầu tư xử lý CTRSH và NBSH lại dựa chủ yếu vào ngân sách Nhà nước để mua xe gom rác. Trong khi đó các nước trên thế giới, công việc này phải được xã hội hóa. Người dân vứt rác bẩn thì bị phạt. Người gây ra ô nhiễm phải trả tiền. Người dân phải nộp phí bảo vệ môi trường. Có nước như Hàn Quốc, người dân phải mua túi đựng rác theo quy định của Chính phủ, chứ không thể tùy tiện chứa rác vào bất kỳ túi nào. Tiền sản xuất ra một túi có khi chỉ 10 đồng, nhưng người dân phải mua là 1.000 đồng (bởi tính cả phí thu gom và phí xử lý rác thải). Theo Tổng cục Môi trường, năm 2015 Nhà nước đã phải chi hơn 14 nghìn tỷ đồng cho công tác môi trường. Đấy là sự bất cập. Chúng ta cũng đã xã hội hóa được phần nào, như kêu gọi các doanh nghiệp xegomrac.net đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý CTRSH như nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây do Cty CP Dịch vụ môi trường Thăng Long đầu tư hay nhà máy xử lý chất thải tại Xuân Sơn – Sơn Tây do HTX môi trường Thành Công đầu tư, nhà máy xử lý rác thải làm phân tại Cầu Diễn do Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà nội đầu tư và nhiều dự án khác… Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ, và vì thế, việc đẩy nhanh xã hội hóa xử lý CTRSH và NBSH là rất cấp bách và cần thiết.
Trong khi chờ đợi có thêm xe gom rác và nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực xử lý CTRSH và NBSH thì việc cần làm ngay là lập lại kỷ cương trong hoạt động xây dựng đô thị và quản lý đô thị, mà đối tượng chủ yếu là nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật của người dân. Nếu không làm được việc này, thì e rằng, mọi cố gắng của chính quyền vì một Hà Nội xanh, sạch, đẹp bằng xe thu gom rác sẽ khó có thể thành hiện thực.