Khóa giàn giáo: Báo động tai nạn sập giàn giáo xây dựng

Vụ sập giàn giáo ở công trình chung cư Dream Home (Q. Gò Vấp, TPHCM) mới đây khiến 1 người chết và 2 người bị thương là hồi chuông cảnh báo về an toàn khi lắp dựng khóa giàn giáo, làm việc trên giàn giáo công trình xây dựng. Đặc biệt là khi thời tiết đang trong mùa mưa bão như hiện nay.

Chung cư Dream Home có 4 khối nhà A, B, C, D tạo thành hình chữ nhật cao 14 tầng lầu. Ngày 27-7, tại tầng 8 khối nhà D khu vực hành lang, 3 công nhân đóng tấm trần thạch cao. Đơn vị thi công lắp dựng hệ giàn giáo gồm 90 bộ giàn giáo và khóa giàn giáo được lắp thành khối hộp chữ nhật cao 5 tầng giàn giáo độ cao khoảng 7,5m. Hệ giàn giáo liên kết với nhau bằng 4 thanh sắt ống Ø49, không được cố định vào kết cấu của công trình hoặc được neo giữ vào sàn tầng. Ngoài ra, đơn vị thi công còn dùng lưới chống bụi bao quanh hệ giàn giáo.

Hệ giàn giáo và khóa giàn giáo chung cư Dream Home bị sập

Hệ giàn giáo cao kèm lưới chống bụi  tại công trình chung cư Dream Home bị sập khi gặp gió lớn 

Chiều 27-7, nhóm công nhân chuẩn bị nghỉ thì bất ngờ gió mạnh nổi lên. Hệ giàn và khóa giàn giáo với lưới chống bụi bao quanh lúc này bị đổ nghiêng về khoảng sân giữa 4 khối nhà. 3 công nhân bị rơi xuống, trong đó 2 công nhân kịp bám vào lan can sắt tầng 8 nên chỉ bị thương, công nhân còn lại bị rơi xuống sân từ độ cao khoảng 35m và tử vong sau đó.

Theo ông Nguyễn Quang Khải, Thanh tra viên Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM, trong năm 2015, TP xảy ra 3 vụ đổ giàn giáo, sàn bê tông trong quá trình thi công, làm 5 người chết và 3 người bị thương nặng. Từ đầu năm 2016 đến nay, đã có thêm 2 vụ sập đổ giàn giáo, sàn bê tông. Nguyên nhân là do không được cố định, neo giữ vững chắc vào kết cấu của công trình, không đảm bảo khả năng chịu lực; hệ thống giàn giáo, khóa giàn giáo thiết kế với hệ số an toàn không đủ bù trừ tác động bất thường của thời tiết nên khi có mưa lớn kèm dông mạnh đã gây nghiêng lệch và bị đổ. Sau các vụ việc, UBND TPHCM đã chỉ đạo Sở Xây dựng TPHCM và các quận, huyện xử lý đơn vị thi công, thẩm tra, tư vấn giám sát về hành vi vi phạm trong tính toán, thiết kế, thẩm tra hệ giàn giáo. Đồng thời, tăng cường kiểm tra hồ sơ tính toán, thiết kế biện pháp thi công giàn giáo tại các công trình xây dựng trên địa bàn. Hai trong 5 vụ tai nạn đã được cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố.

Theo Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM, khi lắp dựng giàn giáo và khóa giàn giáo nhất thiết phải có tính toán, thiết kế theo đúng tiêu chuẩn. Đặc biệt, hệ giàn giáo có chiều cao từ trên 4m sau khi lắp dựng phải được nghiệm thu. Đối với hệ giàn giáo bao che có sử dụng lớp lưới chống bụi, khi thiết kế biện pháp thi công phải tính toán cả tải gió, độ ổn định chống lật, mưa bão…  Hệ giàn giáo phải được chằng chống, cố định vào hệ kết cấu ổn định của công trình hoặc neo giữ vào sàn tầng công trình. Khi trời có dông gió lớn, phải thông báo cho công nhân không được làm trên hệ giàn giáo.

Theo ông Nguyễn Quang Khải, ở công trình xây dựng nhà cao tầng trong khu dân sinh, đơn vị thi công càng cần đặc biệt chú ý đối với giàn giáo. Tại những khu vực nguy hiểm như mép sàn tầng, trên hệ giàn giáo bao che, nơi cheo leo, cần có cán bộ giám sát an toàn các công nhân làm việc. Công nhân khi làm việc trên hệ giàn và khóa giàn giáo cao trên 4m cần có dây cứu sinh; sàn thao tác phải rộng trên 1m, trên hệ giàn giáo phải lắp đặt lan can tạm chống ngã cao và lắp đặt cầu thang trong hệ giàn giáo…

Theo: Sài Gòn giải phóng

Post Comment